Bản đồ quy hoạch huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN CHÂU ĐỨC

Phạm vi lập quy hoạch huyện Châu Đức

Toàn bộ huyện Châu Đức với tổng diện tích đất tự nhiên là 42.104ha

  • Phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa.
  • Phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ).
  • Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc.
Vị trí huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vị trí huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đơn vị hành chính huyện Châu Đức

Huyện Châu Đức có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Ngãi Giao (huyện lỵ) và 15 xã: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.

Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Đức

Trong chiến lược chung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Châu Đức tập trung khai thác những lợi thế riêng về vị trí địa lý, giao thông, tiềm năng đất đai, tạo ra những bước phát triển đột phá có tính chất quyết định để chuyển đổi mạnh mẽ về chất của nền kinh tế. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư trên địa bàn phù hợp với cơ cấu kinh tế; nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống nhân dân bao gồm:Tăng mức sống, trình độ dân trí, thực hiện công bằng xã hội và dân chủ cơ sở; bảo vệ môi trường.

Quy hoạch nghành công nghiệp và xây dựng huyện Châu Đức

Quy hoạch các ngành công nghiệp

  • Phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp có quy mô lớn, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tỷ lệ khoa học kỹ thuật cao, sức cạnh tranh lớn.
  • Tranh thủ các tác động ảnh hưởng lan toả tích cực từ sự phát triển mạnh mẽ các cơ sở công nghiệp lớn do trung ương và đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước…, trên địa bàn huyện, tỉnh và các trung tâm công nghiệp như Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp là cơ sở vệ tinh cho các nhà máy, khu công nghiệp lớn.
  • Gắn phát triển công nghiệp với các nguồn nguyên liệu, chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may – giày da …
  • Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, quan tâm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
  • Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chú trọng đào tạo nguồn lực để cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp

Xây dựng huyện Châu Đức

  • Đẩy mạnh thực hiện các chương trình và dự án đầu tư, tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị và quản lý chất lượng công trình. Kết hợp chặt chẽ việc cải tạo các đô thị cũ với xây dựng các khu đô thị mới.
  • Phát triển đô thị trong mối quan hệ gắn bó với các vùng dân cư nông thôn. Sử dụng hợp lý, phát huy hiệu quả các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Triển khai thực hiện tốt việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư nông thôn, phù hợp với phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nông thôn mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.

Quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ huyện Châu Đức

  • Phát triển các ngành thương mại – dịch vụ trong giai đoạn tới cần đặt trong mối quan hệ đa phương, mở rộng giao thương với các khu vực sôi động của Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thị trường vùng Duyên Hải Miền Trung, Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc biệt là thị trường nước ngoài về xuất khẩu hàng nông sản, nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, hàng hóa phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn.
  • Tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại nội địa và không ngừng mở rộng thị trường đối với không chỉ các vùng lân cận mà còn sang các nước khu vực Đông Nam Á; tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: cung ứng các mặt hàng công cụ, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp; tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại địa phương; cung ứng các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm…
  • Đẩy mạnh thương mại xuất khẩu, đặc biệt đẩy mạnh thương mại xuất khẩu hàng hóa nông sản và các sản phẩm công nghiệp.
  • Về dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện chỉ tập trung phát triển 2 loại hình: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa, lễ hội và di tích. Định hướng dài hạn trên địa bàn huyện sẽ phát triển tuyến du lịch sinh thái: Ngãi Giao – Bàu Sen – Hòa Bình – Bàu Lâm; các khu du lịch: Thác Hoà Bình, khu du lịch Kim Long, khu du lịch Thanh Bình, khu du lịch phức hợp Hồ Suối Giàu, khu du lịch Xuân Sơn – Ngãi Giao.

Trên đây là thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ngoài ra các bạn cũng có thể xem thêm các bản đồ quy hoạch khác.

Xem thêm : Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chi tiết các bản đồ quy hoạch thành phố Việt Nam tại website : quyhoachvietnam.com

Từ khóa: , ,