NỘI DUNG BÀI VIẾT
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
Vị trí huyện Hải Hà
Huyện Hải Hà nằm ở phía Đông Quảng Ninh,Huyện có tổng diện tích tự nhiên 69.013 ha (bao gồm cả phần đất liền, biển và hải đảo)
- Phía đông giáp thành phố Móng Cái;
- Phía tây giáp huyện Đầm Hà; tây bắc giáp huyện Bình Liêu;
- Phía nam giáp biển Đông;
- Phía bắc giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Đơn vị hành chính huyện Hải Hà
Huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Quảng Hà (huyện lỵ) và 10 xã: Cái Chiên, Đường Hoa, Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Chính, Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thịnh. Trong đó Cái Chiên là một xã đảo.
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà đến 2030 tầm nhìn 2050
Tính chất quy hoạch xây dựng huyện Hải Hà
- Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt gắn với thế mạnh về kinh tế biển, trung tâm chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩutheo hướng xây dựng thương hiệu, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
- Là khu vực kết hợp với thành phố Móng Cái xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái hình thành một khu đô thị lớn Hải Hà – Móng Cái; đồng thời xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh; bảo đảm huyện Hải Hà trong tương lai phát triển thành trung tâm công nghiệp cảng biển, hậu cần cảng biển, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới và trung tâm hội chợ quốc tế; giữ vai trò là cửa ngõ hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á và Đông Nam Á…
- Là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng phía Đông Bắc Việt Nam. Phát triển khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà, khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh để hỗ trợ gắn kết với các khu vực Móng Cái, Đầm Hà, Bình Liêu để phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Định hướng phát triển không gian tổng thể vùng huyện Hải Hà
- Phát triển gắn với 02 vành đai xuyên suốt từ Tây sang Đông là Vành đai phát triển Công nghiệp – Đô thị và Vành đai cảnh quan và du lịch biển.
- Bảo tồn khu vực rừng phía Bắc huyện (gồm khu vực rừng phòng hộ, rừng sản xuất) đặc biệt là các khu vực đầu nguồn sông suối, gắn kết với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu vực có cảnh quan đặc sắc
- Phát triển Đô thị Quảng Hà là trung tâm gắn kết các vùng phát triển, các khu chức năng quan trọng như khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà, khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Khu du lịch hồ Trúc Bài Sơn…
- Bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn ven biển, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường khu vực ven biển, gắn kết với phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển.
- Phát triển xã đảo Cái Chiên, bảo tồn và phát huy cảnh quan thiên nhiên phong phú để phát triển du lịch, tạo ra các khu vực hấp dẫn với du khách có nhiều hình thức du lịch trải nghiệm khác nhau, gắn kết phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Phân vùng phát triển huyện Hải Hà
Vùng huyện Hải Hà phân thành 03 khu vực phát triển như sau:
Vùng l – Vùng Trung tâm phát triển kinh tế động lực
– Là vùng nằm trong không gian Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; diện tích khoảng 35.287,70 ha, gồm thị trấn Quảng Hà và các xã Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Minh, Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Điền, Quảng Phong, Cái Chiên
– Phát triển theo các định hướng đã xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; gồm các khu chức năng chính sau:
- Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà là khu công nghiệp bao gồm nhiều loại hình công nghiệp như công nghiệp dệt may, công nghiệp phụ trợ, trung tâm vận tải logistic, cảng nước sâu…. Diện tích xây dựng đến năm 2030 là 1.750ha, sẽ tiếp tục phát triển diện tích đất công nghiệp đến 4.988ha bao gồm cả phần đất dự trữ (nếu phát triển thuận lợi).
- Khu vực thị trấn Quảng Hà hiện hữu nâng cấp, cải tạo;
- Các khu vực Quảng Minh – Quảng Thắng, Quảng Trung – Phú Hải, Quảng Điền, Quảng Phong và Quảng Thành: hình thành các khu đô thị hỗ trợ, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái biển.
- Khu vực xã đảo Cái Chiên: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, liên kết với các khu du lịch khác trong vùng, đảm bảo gìn giữ và phát huy giá trị thiên nhiên.
Vùng II – Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh
- Là vùng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, diện tích 9.404,79 ha.
- Định hướng phát triển mới khu đô thị dịch vụ thương mại gắn với phát triển cửa khẩu Bắc Phong Sinh; cải tạo nâng cấp trung tâm xã Quảng Đức gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, logistic…
Vùng III – Vùng nông nghiệp phía Tây, Bắc
Là vùng phát triển nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao, bền vững; gồm các xã Quảng Sơn, Quảng Chính, Quảng Thịnh, Tiến Tới, Đường Hoa, Quảng Long; diện tích khoảng 33.726 ha.
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long