NỘI DUNG BÀI VIẾT
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN
Phạm vi lập quy hoạch vùng Tây Nguyên
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có quy mô diện tích: 54.639km2.
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Nam: Giáp các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai.
- Phía Tây: Giáp tỉnh các tỉnh: Attapu (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), Ratanakiri và Môndukipi (Cămpuchia).
- Phía Đông: Giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Mục tiêu lập quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên
- Hình thành không gian kinh tế liên tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có sự gắn kết hài hòa, ảnh hưởng tương hỗ tích cực, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
- Tổ chức không gian, phân vùng chức năng hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng, khai thác hiệu quả lợi thế và nguồn lực nhằm hình thành vùng tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực là sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa lớn, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ xuất khẩu.
- Phân bố hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng Tây Nguyên, đảm bảo liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng phát triển ổn định lâu dài. Xác định mô hình phát triển đô thị để phát huy các giá trị đặc thù của từng khu vực cụ thể.
- Gắn kết phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng.
- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, vùng Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng.
- Làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch xây dựng khác, soạn thảo các chương trình đầu tư, hoạch định các chính sách và quản lý phát triển đô thị, các điểm dân cư, các khu chức năng khác theo lộ trình tới năm 2030 trên phạm vi toàn vùng Tây Nguyên.
Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng Tây Nguyên Việt Nam
- Dự báo quy mô dân số, lao động và mức độ đô thị hóa; xác định quỹ đất xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn; lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, thoát nước …) phù hợp với đặc thù của toàn vùng và từng tiểu vùng.
- Đề xuất phân các vùng chức năng: vùng nông – lâm nghiệp, vùng công nghiệp lớn, vùng khai thác khoáng sản, sản xuất năng lượng, vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và du lịch, vùng bảo tồn văn hóa đặc trưng …
- Xác định khung phát triển trên cơ sở hệ thống giao thông vùng gồm các tuyến hiện trạng được nâng cấp và tuyến dự kiến xây dựng mới (hệ thống đường bộ như quốc lộ 14C, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn, quốc lộ 19, 20, 25, 26, 27, 28 …; các sân bay lớn của vùng Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương …; hệ thống đường sắt …; nghiên cứu đề xuất xây dựng quốc lộ 29 nối cửa khẩu Đắk Ruê thuộc tỉnh Đắk Lắk với cảng Vũng Rô thuộc tỉnh Phú Yên …).
- Đề xuất định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trong toàn vùng đến năm 2030 trên cơ sở xem xét thế mạnh về kinh tế – xã hội, đặc thù về điều kiện tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng khung, mối liên kết đô thị vùng Tây Nguyên với Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng Duyên hải Nam trung bộ, vùng Đông Nam Bộ và hệ thống đô thị quốc gia.
- Phân loại đô thị, lựa chọn hình thái, cấu trúc, chức năng và quy mô phù hợp cho các đô thị, trong đó chú trọng các đô thị là trung tâm vùng như thành phố: Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa, các đô thị trung tâm chuyên ngành du lịch, thương mại miền núi, thương mại biên giới và khu thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu (Bờ Y, Lệ Thanh, Đắk Ruê, Đắk Per, Liên Khương – Preen, Kon Plông, đô thị gắn với công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, …).
- Đề xuất các khuyến cáo về phát triển không gian đối với các đô thị chịu tác động của các dự án phát triển lớn của quốc gia, đô thị nằm dọc trục giao thông vùng và liên vùng, khu vực giáp biên giới, các đô thị có chức năng dịch vụ gắn với du lịch. Đối với mô hình đô thị gắn với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái rừng cần phát huy các giá trị đặc thù mang tính độc đáo và duy nhất của từng vùng cụ thể.
- Bố trí hệ thống các trung tâm chuyên ngành, công trình dịch vụ hạ tầng xã hội; các trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại cửa khẩu, nghiên cứu đào tạo kỹ thuật, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe .v.v. cấp vùng, tiểu vùng, quốc gia và quốc tế.
- Xác định vị trí, quy mô và tính chất các khu, cụm công nghiệp trên phạm vi toàn vùng và từng tỉnh theo hướng lựa chọn loại hình công nghiệp phù hợp với thế mạnh về nguồn lực của từng khu vực đồng thời gắn phát triển các khu công nghiệp với đô thị, vùng nguyên liệu, vùng khai thác khoáng sản, hành lang kinh tế kỹ thuật, đầu mối giao thông vùng …. Đề xuất định hướng sử dụng đất, yêu cầu tổ chức không gian tổng thể và ngưỡng phát triển của từng khu công nghiệp.
Xem thêm : Bản đồ Quy hoạch vùng Tây Bắc